HIỂU RÕ VỀ NƯỚC MẮM – GIA VỊ KHÔNG THỂ THIẾU CHO BỮA ĂN VIỆT

Có thể thấy, trong bữa ăn của rất nhiều gia đình Việt đều không thể thiếu nước mắm. Loại gia vị này tuy mộc mạc, nhưng lại thấm sâu tinh túy ẩm thực Việt. Dưới đây là những điều cực thú vị về loại gia vị quen thuộc này mà có thể bạn chưa biết.

Nước mắm là phần nước cốt được chắt lọc từ quá trình ướp cá và muối trong môi trường kín – thường là trong các thùng gỗ. Để có một chén nước mắm ngon, nguyên liệu đầu vào là yếu tố rất quan trọng. Cá phải là loại cá ngon, giàu dinh dưỡng – thường là cá cơm. Muối phải là muối biển, sạch, không tạp chất. Trải qua quá trình ủ chượp, enzyme có sẵn trong ruột cá cùng với một loại vi khuẩn kỵ khí chịu mặn giúp cá lên men tự nhiên, tiết ra nước cốt mà chúng ta gọi là nước mắm.

Một chút nước mắm nêm vào món ăn giúp dậy vị thơm đặc trưng, hay khi chấm giúp món ăn thêm đậm đà. Cho đến nay, nước mắm đã trở thành một loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của hầu hết gia đình Việt.

Để nước mắm vừa ngon, vừa đảm bảo chất lượng và tốt cho sức khỏe, các chuyên gia cần theo dõi sát sao toàn bộ quy trình chế biến.

Thông tin thú vị về nước mắm ở các quốc gia khác

Bạn có biết không, nước mắm cũng góp mặt trong văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia khác nữa đấy. Dưới đây là một vài thông tin thú vị:

  • Không phải các nước châu Á, La Mã mới được cho là quê hương của nước mắm từ thế kỷ thứ III – IV TCN.
  • Ở Hy Lạp, người ta còn chế thêm phụ gia như rượu, mật ong, giấm… vào nước mắm để tăng thêm hương vị.
  • Tại Campuchia, người dân bản địa thường để cá hơi ươn rồi mới mang đi ướp muối, vì họ cho rằng như vậy thì nước mắm mới ngon.
  • Ở Hàn Quốc có một loại nước mắm với tên gọi là miolchi aek chok được làm từ cá cơm và được sản xuất theo quy trình giống với nước mắm của người Việt. Tuy nhiên, người Hàn Quốc dùng loại nước mắm này để ướp kimchi (paechumak kimchi), chứ không dùng nước chấm như người Việt chúng ta.

Cách sử dụng nước mắm đúng chuẩn

Để sử dụng nước mắm đúng cách không hề khó, các chị em chỉ cần khéo léo và nắm rõ một số mẹo dưới đây:

Không nêm nước mắm và để sôi lâu trên bếp: Điều này sẽ khiến nước mắm mất đi các dưỡng chất vốn có  (vitamin A, D và B12…) và không còn mùi vị đặc trưng. Vì thế tốt nhất, nên cho nước mắm vào sau cùng – khi món ăn sắp hoàn thành. Sau đó bạn tắt bếp và nhấc nồi ra ngay.

Không dùng nước mắm để ướp thịt còn sống: Bởi nước mắm có thể khiến thịt bị cứng, đồng thời làm giảm vị ngọt tự nhiên của thịt.

Đối với các món kho từ thịt, cá: Tương tự như lời khuyên trên trước khi nấu, bạn có thể ướp thịt cá với các loại gia vị khác (như hạt nêm, muối, tiêu, tỏi, ớt…) nhưng không ướp với nước mắm. Hãy đợi đến khi nấu thịt cá gần chín mềm, thì mới cho nước mắm vào, đảo đều trong thời gian ngắn và tắt bếp.

Pha nước mắm với nhiều gia vị khác giúp gia tăng hương vị: Các loại chanh, tỏi, ớt… khi kết hợp với nước mắm sẽ tạo nên nước mắm chua ngọt hấp dẫn, giúp làm giảm cảm giác ngấy của dầu mỡ (đối với các món chiên xào), tăng cảm giác ngon miệng, đặc biệt còn làm giảm vị mặn để bảo vệ sức khỏe.

Khử mùi các thực phẩm trong quá trình sơ chế: Hỗn hợp nước mắm với nước ấm có tác dụng loại bỏ các chất nhờn và khử mùi lòng non, lòng già, dạ dày heo… khá hiệu quả. Hơn thế nữa, cách này còn giúp giữ được vị ngon tự nhiên của thực phẩm. Đây cũng là một bí quyết sử dụng nước mắm khá hữu ích, các chị em nội trợ bỏ túi ngay nhé!

Các tiêu chí “vàng” giúp bạn lựa chọn nước mắm ngon

Muốn chọn nước mắm ngon – an toàn cho sức khỏe, bạn cần chú ý các điểm sau:

Mùi vị hài hòa: Nước mắm ngon là nước mắm có hậu vị ngọt và mặn nhẹ. Đồng thời, bạn cũng nên ưu tiên những sản phẩm nước mắm giảm mặn để vừa thưởng thức được vị ngon của nước mắm, vừa bảo vệ sức khỏe tim mạch của bản thân và gia đình.

Màu sắc nâu vàng hoặc nâu đỏ sóng sánh: Để kiểm tra màu sắc thật của nước mắm, bạn nên đặt sản phẩm đối diện với nguồn sáng, lắc chai mạnh, sau đó dốc ngược. Nếu thấy n­ước mắm có màu nâu vàng, nâu vàng đến nâu đỏ, vàng rơm hay cánh gián trong suốt, không vẩn đục, đó là nước mắm ngon, chất lượng. Ngược lại, nếu có màu sắc khác lạ (xanh xám hoặc đen) và có dấu hiệu kết tủa, đây rất có thể là sản phẩm kém chất lượng.

An toàn thực phẩm: Không phải cơ sở sản xuất và thương hiệu nước mắm nào cũng đảm bảo yếu tố vệ sinh, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất. Do đó, người tiêu dùng cần đọc thật kỹ nhãn mác của nhà sản xuất, ưu tiên sản phẩm được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, dây chuyền sản xuất hiện đại, đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.

Thương hiệu uy tín: Bạn nên chọn nước mắm của những thương hiệu nổi tiếng, được nhiều người đánh giá cao để đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, bạn cũng cần chọn nơi mua uy tín để tránh mua nhầm hàng nhái, hàng giả.

 

Như vậy có thể thấy nước mắm đã và đang là một phần không thể thiếu trong bữa cơm của mọi gia đình Việt, là linh hồn của hầu hết mọi món ăn. Tuy nhiên để vừa ăn ngon – vừa đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng chỉ nên lựa chọn sản phẩm nước mắm uy tín. Hy vọng rằng, các thông tin trong bài viết đã cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về nguồn gốc của nước mắm, cũng như mang lại nhiều bí kíp bổ ích để bạn lựa chọn và sử dụng nước mắm đúng chuẩn!

Leave Comments

090 417 9549
090 417 9549